Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

có nên dán lại côn xe honda wave rsx

Có nên dán lại côn xe Honda Wave RSX?

Tôi chạy Wave RSX 100 được 4 năm. Xe hiện khá lì nên tôi mang đi sửa, thợ nói cần dán lại côn hết 300.000 đồng hoặc thay côn mới giá 1 triệu (Lê Quyền).

Xin hỏi các bác có kinh nghiệm, phương an dán lại côn có ổn không? Mỗi lần dán chạy được khoảng bao lâu?

Nguồn: vnexpress.net

đừng chủ quan khi sửa xe máy

Đừng chủ quan khi sửa xe máy

Gửi các bạn, nhất là nam, khi đưa tài sản mình cho người khác, nếu không phòng bị thì việc tổn thất xảy ra là điều hoàn toàn có thể, độc giả Nguyễn Minh Nhật chia sẻ.

Trước hết, nhưng ai có kinh nghiệm và kiến thức xe máy, ôtô thì ít khi bị lừa bởi những thủ thuật như tháo ốc bưởng, làm cháy bugi hay thay đồ kém chất lượng.

Đối tượng mà thợ gian nhắm tới là phụ nữ và người 'gà mờ' vế máy móc. Vì không có kiến thức nên họ nói gì các bạn cũng phải nghe. Cách tránh bị lừa là làm ơn dán chặt hai mắt vào bàn tay của thợ làm cho mình. Họ làm cái gì cũng phải quan sát. Đảm bảo chỉ sửa cái mình yêu cầu.

Có thợ từng định bẻ van ruột xe tôi và nói van hỏng, mà thật ra khi thử nước không rò khí. Mình bảo sửa cẩn thận, van còn tốt, hỏng là anh đền đấy, thế là cậu ta thôi ngay trò đó. Nếu họ thêm thắt này nọ nhất quyết không làm, hoặc có thể sử dụng ý kiến gọi điện cho nguời thân am hiểu (lúc gọi điện thoại cũng không được đi xa chỗ sửa).

Bản thân tôi chỉ biết rất ít về máy móc, nhưng được bố huấn luyện đi sửa xe thì cần để ý gì, tránh mất tiền oan. Ngay cả vào của hàng của hãng, có phòng chờ, thợ bảo ngồi cho mát tôi cũng ra chỗ làm phụ thợ này nọ, mặt khác tìm hiểu những gì người ta làm.

Do vậy tôi chưa bao giờ bị lừa và mất tiền oan. Và cần nhớ là lúc mình đi xe vào thế nào, sửa cái gì và đi xe ra cũng phải như thế. Phát sinh thêm thì phải làm căng. Yêu cầu làm lại như ban đầu, nhất quyết trả thêm cái gì. Nếu có khả năng và thời gian, nên tìm hiểu sơ về xe cộ, đó là lĩnh vực hay, lại giúp ta hiểu biết thêm...

Mong mọi người không bị làm tiền nữa.

Nguyễn Minh Nhật

Nguồn: vnexpress.net

honda air blade 2011 tiêu thụ 2,5 lít 100 km có tốn không

Honda Air Blade 2011 tiêu thụ 2,5 lít 100 km có tốn không

Tôi mua Air Blade 2011 Fi từ tháng 09/2011, hiện vẫn bảo dưỡng định kì. Đã thay lọc gió chính hãng Honda một lần. Hiện nay tôi đổ 80.000đ xăng A95 (tương đương 3,3 lít) như chỉ chạy được khoảng 130km thôi (Lê Thương).

Tôi đi làm bình thường, hầu như ít gặp kẹt xe. Vậy xe tôi có tốn xăng hơn các xe khác không?

Nguồn: vnexpress.net

kia morning yếu khi tăng tốc

Kia Morning yếu khi tăng tốc

Nếu chỉ vào D xe không chạy, nhấn ga thì bị giật. Khi đạt tốc độ xe vận hành bình thường. Xin hỏi đó là lỗi gì, sửa như thế nào (Thái Dương).

Nguồn: vnexpress.net

xe máy đang chạy tốt có cần bảo dưỡng

Xe máy đang chạy tốt có cần bảo dưỡng

Tôi mua Honda Lead năm 2010, xe chạy 20.000 km thay nhớt đều đặn, mọi thứ hiện vẫn làm việc tốt. Xin hỏi tôi có cần mang xe đi bảo dưỡng toàn diện không? Cảm ơn nhiều! (Thánh)

Nguồn: vnexpress.net

bảo dưỡng ôtô sau khi đi mưa

Bảo dưỡng ôtô sau khi đi mưa

Tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, nước bẩn làm tăng nguy cơ han rỉ của các chi tiết dưới gầm xe dẫn đến hiện tượng kẹt cứng khâu khớp.

Nhiều chủ nhân quan niệm mưa kéo dài, sử dụng nhiều nên chờ khi nắng mới rửa xe vừa tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Suy nghĩ này đúng nếu mục tiêu của chủ nhân chỉ là tính thẩm mỹ. Còn với mục tiêu tăng độ bền, ổn định cho xe cần rửa sạch sau mỗi lần lội nước hoặc trên đường nhiều bùn đất.

Các chi tiết dưới gầm sơn chống rỉ, nhưng theo thời gian công năng của chúng dần bị mất đi. Khi bùn, đất hoặc nước bẩn có axít bám vào làm xuất hiện quá trình ô-xi hóa. Bên cạnh đó, bùn đất lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, rô-tuyn hệ thống lái, trở thành các hạt mài chà xát bề mặt chi tiết. Tệ hại hơn, chúng có thể làm các khớp này kẹt cứng.

Cơ cấu phanh dễ bị rỉ sét sau khi xe lội nước.
Cơ cấu phanh dễ bị rỉ sét sau khi xe lội nước.

Để tiết kiệm thời gian, chi phí, với việc rửa thường xuyên không nhất thiết phải mang xe ra cửa hàng chuyên nghiệp mà đơn giản chỉ cần phun nước làm sạch bùn đất. Gầm càng sạch sẽ càng nhanh khô và vì thế sẽ hạn chế được phản ứng điện ly. Khi hết mưa mới cần vệ sinh tổng thể.

Bảo dưỡng hệ thống phanh

Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất sau khi đi mưa. Bởi chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập.

Xe làm việc thường xuyên, vấn đề sẽ không thực sự nguy hiểm. Gió lùa liên tục cộng với hơi nóng dưới gầm làm nước nhanh chóng bay hơi vì thế khả năng bị ô-xi hóa giảm nhiều.

Với những xe ít sử dụng vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nước mưa ngấm vào, phản ứng ô-xi hóa xuất hiện, ăn mòn các chi tiết và gây ra rỉ sét. Hiện tượng điển hình là kẹt cứng phanh tay do để lâu ngày sau khi đi mưa. Hiện tượng khác trên phanh đĩa là phanh nhả chậm, nguyên nhân do khớp di động của yên phanh han.

Kiểm tra hệ thống dây cu-roa

Theo anh Nguyễn Hữu Thọ, Giảm đốc dịch vụ Kia Giải Phóng, dây cu-roa kéo tải ở đặt ở trị trí khá thấp, trong khi khoang động cơ không kín hoàn toàn, bùn, đất, nước bám vào gây ra hiện tượng trượt đai.

Ngoài tiếng rít khó chịu, đai trượt còn nhanh hỏng. Nếu trượt nhiều có thể không đủ sức kéo máy nén điều hòa, trợ lực lái hoặc máy phát điện dẫn tới những trục trặc khác.

Chủ xe có thể dùng mắt thường kiểm tra. Nếu phát hiện dây có nước hoặc dính bùn, đất nên dùng khăn lau sạch cả dây đai và bánh đai. Lưu ý rằng công việc này chỉ nên thực hiện khi máy đã nguội và động cơ tắt.

Thế Hoàng

Nguồn: vnexpress.net

nhờ tư vấn bảo dưỡng hyundai getz

Nhờ tư vấn bảo dưỡng Hyundai Getz

Nhờ các bác tư vấn hộ cách bảo dưỡng xe Hyundai Getz 1.1 MT đi 60.000 km, đời 2009 phải thay thế những cái gì. Mình mới sử dụng xe nên không biết (Phương Đức).

Nguồn: vnexpress.net

dầu láp honda lead lẫn nước có sao không

Dầu láp Honda Lead lẫn nước có sao không?

Hôm trước, tôi có mang xe Honda Lead đi bảo dưỡng. Khi xả dầu láp thấy kèm theo nước. Xin hỏi nước vào hộp số có thể gây ra những hư hỏng gì? Cách khắc phục ra sao? (Minh Tuấn)

Nguồn: vnexpress.net

bảo dưỡng ôtô sau khi đi mưa

Bảo dưỡng ôtô sau khi đi mưa

Tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, nước bẩn làm tăng nguy cơ han rỉ của các chi tiết dưới gầm xe dẫn đến hiện tượng kẹt cứng khâu khớp.

Nhiều chủ nhân quan niệm mưa kéo dài, sử dụng nhiều nên chờ khi nắng mới rửa xe vừa tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Suy nghĩ này đúng nếu mục tiêu của chủ nhân chỉ là tính thẩm mỹ. Còn với mục tiêu tăng độ bền, ổn định cho xe cần rửa sạch sau mỗi lần lội nước hoặc trên đường nhiều bùn đất.

Các chi tiết dưới gầm sơn chống rỉ, nhưng theo thời gian công năng của chúng dần bị mất đi. Khi bùn, đất hoặc nước bẩn có axít bám vào làm xuất hiện quá trình ô-xi hóa. Bên cạnh đó, bùn đất lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, rô-tuyn hệ thống lái, trở thành các hạt mài chà xát bề mặt chi tiết. Tệ hại hơn, chúng có thể làm các khớp này kẹt cứng.

Cơ cấu phanh dễ bị rỉ sét sau khi xe lội nước.
Cơ cấu phanh dễ bị rỉ sét sau khi xe lội nước.

Để tiết kiệm thời gian, chi phí, với việc rửa thường xuyên không nhất thiết phải mang xe ra cửa hàng chuyên nghiệp mà đơn giản chỉ cần phun nước làm sạch bùn đất. Gầm càng sạch sẽ càng nhanh khô và vì thế sẽ hạn chế được phản ứng điện ly. Khi hết mưa mới cần vệ sinh tổng thể.

Bảo dưỡng hệ thống phanh

Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất sau khi đi mưa. Bởi chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập.

Xe làm việc thường xuyên, vấn đề sẽ không thực sự nguy hiểm. Gió lùa liên tục cộng với hơi nóng dưới gầm làm nước nhanh chóng bay hơi vì thế khả năng bị ô-xi hóa giảm nhiều.

Với những xe ít sử dụng vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nước mưa ngấm vào, phản ứng ô-xi hóa xuất hiện, ăn mòn các chi tiết và gây ra rỉ sét. Hiện tượng điển hình là kẹt cứng phanh tay do để lâu ngày sau khi đi mưa. Hiện tượng khác trên phanh đĩa là phanh nhả chậm, nguyên nhân do khớp di động của yên phanh han.

Kiểm tra hệ thống dây cu-roa

Theo anh Nguyễn Hữu Thọ, Giảm đốc dịch vụ Kia Giải Phóng, dây cu-roa kéo tải ở đặt ở trị trí khá thấp, trong khi khoang động cơ không kín hoàn toàn, bùn, đất, nước bám vào gây ra hiện tượng trượt đai.

Ngoài tiếng rít khó chịu, đai trượt còn nhanh hỏng. Nếu trượt nhiều có thể không đủ sức kéo máy nén điều hòa, trợ lực lái hoặc máy phát điện dẫn tới những trục trặc khác.

Chủ xe có thể dùng mắt thường kiểm tra. Nếu phát hiện dây có nước hoặc dính bùn, đất nên dùng khăn lau sạch cả dây đai và bánh đai. Lưu ý rằng công việc này chỉ nên thực hiện khi máy đã nguội và động cơ tắt.

Thế Hoàng

Nguồn: vnexpress.net

phanh tay làm việc như thế nào

Phanh tay làm việc như thế nào?

Không sử dụng thường xuyên khi xe vận hành, hệ thống phanh dừng (phanh tay) ít được quan tâm bảo dưỡng nên thường bị kẹt cứng.
>> Bảo dưỡng ôtô sau khi đi mưa

Tài xế sử dụng phanh dừng khi đỗ và không muốn xe trôi tự do. Lúc gần như tất cả các hệ thống ở trạng thái nghỉ ngơi thì phanh dừng làm việc. So với hệ thống phanh chính (phanh chân), phanh dừng chịu tải ít hơn nhưng thời gian làm việc kéo dài vài tiếng, vài ngày ngày, thậm chí cả tháng.

Ở xe con, phanh dừng được coi là hệ thống phanh dự phòng dùng trong trường hợp khẩn cấp. Nó là phương án cuối cùng khi hệ thống phanh chính lỗi, không hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế hệ thống này thiết kế gần như độc lập với phanh chính. Thường bố trí ở bánh sau nên khả năng giảm tốc của phanh dừng rất thấp. Trong một số tính huống làm dụng có thể làm quay xe.

Cần điều khiển phanh tay.
Cần điều khiển phanh tay.

Hệ thống phanh dừng truyền thống điều khiển bằng cần đặt giữa ghế lái và ghế phụ. Cần gắn trên cơ cấu cóc khóa hãm. Ở trạng thái làm việc, cần được kéo lên, lực truyền tới cơ cấu phanh bằng cáp.

Với xe sử dụng phanh tang trống bánh sau, cơ cấu phanh dừng thường kết hợp luôn với cơ cấu phanh phanh chính. Một đòn quay biến lực kéo cáp thành lực ép guốc phanh vào tang trống. Nếu bánh sau dùng cơ cấu phanh đĩa. Cơ cấu phanh dừng có nhiều kiểu hơn, có thể là loại kết hợp tận dụng luôn má và đĩa cơ cấu phanh chính, hoặc có thể là cơ cấu phanh tang trống ẩn trong đĩa phanh.

Là hệ thống truyền động cơ khí thuần túy, nên rắc rối phổ biến của phanh dừng là kẹt cứng. Theo nhiều thợ sửa xe, phanh kẹt do cáp khô dầu, khớp cơ khí han rỉ vì oxy hóa hoặc lâu ngày phanh không sử dụng, má không bung được, kết quả là bánh bó cứng. Chính vì thiết kế độc lập, nên hệ thống phanh dừng ít được quan tâm bảo dưỡng so với hệ thống khác. Kẹt phanh tay thường xuất hiện trên các xe đời cũ, các chi tiết đã bắt đầu có hiện tượng han rỉ, đặc biệt sau khi đi mưa.

Phanh dừng được xem là đạt yêu cầu khi có đủ khả năng giữ xe trên góc dốc từ 18 - 20 độ. Hiện tượng phanh không ăn đa phần do má bị mòn. Phanh dừng có tải làm việc nhẹ, nên người ta không đặt nặng vấn đề mòn. Điều quan trọng là vẫn còn đủ lớp ma sát cần thiết, còn hiện tượng phanh không ăn có thể khắc phục bằng cơ cấu cóc.

Thế Hoàng

Nguồn: vnexpress.net